Việc hai nhà ống mở cửa đối diện nhau sẽ không tốt về phong thủy. Nếu không thể đảo cửa thì nên lấy bình phong, tủ kệ hay chậu cây để che chắn.
Cùng một mặt trước nhà phố, nếu mở cửa suốt các lầu giống hệt nhau thì sẽ thiếu hài hòa âm dương, vì càng lên cao, nắng gió ra vào nhà sẽ khác so với các tầng dưới bị che khuất bởi cây xanh hay công trình lân cận. Do đó, cần phải căn cứ theo thực tế không gian để phân bố cửa.
Khi cửa (nhất là cửa chính) mở ra hướng xấu tức là nó sẽ dẫn vào nhà các điều bất lợi. Ví dụ, với hướng nắng chiếu gay gắt hoặc xe cộ bụi bặm thường xuyên, nên hạn chế mở cửa và dùng tấm che nắng tạo khoảng đệm.
Khi phân bố cửa, cần chú ý cả tính chất cát hung của không gian nội thất. Ví dụ phòng ngủ nếu có cửa đi ra ban công thì nên bố trí về phía cuối chân giường.
Cửa ra vào phòng vệ sinh mở ngay vào đầu giường ngủ hay mở ra bàn ăn thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bữa ăn, giấc ngủ. Cửa phòng thờ mà bước thẳng ra sân phơi hoặc nơi giặt giũ thì vừa thiếu tôn nghiêm lại không phù hợp khi sử dụng.
Cửa bếp tránh mở thẳng với miệng lò, hay nói cách khác người bước vào bếp không được nhìn thấy ngay bếp, vì luồng di chuyển trực diện sẽ đưa gió, bụi thổi thẳng vào hoả môn dễ gây cháy nổ, và người nấu bếp dễ bị giật mình vì không quan sát được sau lưng.
Khi nhà có từ ba bộ cửa trở lên liên tiếp thẳng hàng nhau, chúng sẽ hình thành một ống hút khí theo chiều dọc, gió lùa bụi bặm và tầm nhìn từ ngoài xuyên suốt vào trong, vừa mất cân bằng âm dương vừa gây đơn điệu cho các không gian trong nhà ở vốn không hề giống nhau.
Nếu nhà có sân rộng thì cổng ngoài và cửa chính tránh đồng trục thẳng hàng với nhau, mà nên bố trí lệch nhau. Nếu không thể thay đổi thì nên đặt chậu cây, tạo lối đi uốn lượn để giảm luồng khí xông thẳng (trực xung).
Việc hai nhà mở cửa đối diện nhau (đối môn) cũng là một dạng gây ra hút gió và thiếu sự riêng tư. Nếu không thể đảo cửa thì nên lấy bình phong (bằng gỗ, tủ kệ hay thậm chí là chậu cây) làm giải pháp che chắn hữu hiệu.
Nên xem xét lại việc gắn mảng lớn kính thuỷ hay gương bát quái lên đầu cửa, lên tường ngoài nhà như một số người vẫn làm để “phản khí,” vì gương có thể gây chói mắt và mang nhiều tính đối chọi.
Nhà nào cũng luôn có nhiều loại cửa, cửa trước, cửa sau, bên hông… tuỳ theo hình thế đất đai và tính chất ngôi nhà.
Tuy nhiên, theo khoa học phong thuỷ, mỗi ngôi nhà chỉ nên có một bộ cửa chính (đại môn hay chính môn), các cửa còn lại là cửa phụ. Nhà có được vượng khí hay không là ở chính môn.
Trường hợp cửa chính mở ra gặp nhiều bất lợi (như hướng nắng gió, điểm nhìn…) thì phải điều chỉnh cửa hoặc bít hẳn cửa chính, mở cửa khác làm cửa chính. Trong đô thị, việc mở cửa chắc chắn sẽ gặp nhiều phức tạp, nên tùy trường hợp cụ thể để giải quyết.
Tuy nhiên, luôn cần tuân theo nguyên tắc cơ bản sau: Nhà có nhiều cửa ắt có nhiều miệng hút khí, khí vào nhà từ nhiều hướng cả tốt lẫn xấu, gây rối loạn trường khí.
Nếu nhà có nhiều cửa đi nhưng phía ngoài chỉ có một cổng chung thì vẫn tốt, miễn là bố trí cổng và cửa theo nguyên tắc hình phễu (cửa trước rộng, cửa sau hẹp) để thu hút nguồn khí vào nhà.
Nếu nhà có hai hoặc nhiều mặt đường và phải mở hết các cửa để kinh doanh thì vẫn cần nhấn mạnh cửa chính. Các cửa phụ có thể giảm kích thước, dùng vật trang trí để phân tán và ngăn bớt cường độ các dòng khí phụ dẫn vào nhà.
Nhà phố nào cũng luôn có nhu cầu để xe phía trước, nên cần làm thêm lớp cửa phụ, có thể theo dạng một rào thấp ở ngoài, cửa lớn ở trong.
Nếu có khoảng sân thì làm một tường rào với cửa cổng kín đáo bên ngoài để cửa chính bên trong mở được thường xuyên. Không gian đệm kiểu này giúp gia tăng khí tốt và giảm tác động xấu do giao thông bên ngoài đưa vào