Ngựa - Biểu tượng cho kinh doanh phát đạt - Mã đáo thành công. Hình tượng ngựa biểu trưng sự gia tăng tiền tài và thăng quan tiến chức.
Hình ảnh Ngựa trong lịch sử luôn đáng để cho người đời khâm phục: Thành Cát Tư Hãn luôn gắn với tuấn mã. Hàn Tín không thể thiếu ngựa. Tam Tạng cũng phải ngồi trên lưng ngựa. Nền văn minh Hy-Lạp mà không có ngựa thì không thể nổi tiếng như chúng ta vẫn biết.
Người Trung Hoa sử dụng Ngựa làm phương tiện vận chuyển. Cho nên có Ngựa thì di chuyển nhanh hơn, dễ hơn, hiệu quả hơn. Và người Trung Hoa nói rằng Mã Đáo Thành Công (có Ngựa thì sẽ thành công).
Ngựa phong thủy trưng bày để tích lũy may mắn và tài lộc.
Trong Phong Thủy, khi một hình tượng phổ biến mang nội dung tích cực sẽ tạo một “trường khí tích cực”, ngược lại một hình ảnh tiêu cực sẽ làm phát sinh “trường khí tiêu cực”. Theo đó, sự vận dụng hình tượng ngựa cũng không ngoài ý nghĩa này.
Ít ai mê phong thủy ngựa như doanh nhân, họ thường chọn hình tượng con ngựa để trang trí trong nhà mình hay chính nơi làm việc. Bởi theo phong thủy, con ngựa là không những là con vật trung thành nhất, ngựa còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bỉ, lâu dài, là con vật mang lại sự may mắn, tài lộc.
Một trong những biểu tượng Ngựa Phong Thủy thường thấy là hình ảnh Ngựa phi nước đại (hay “Lộc Mã”). Biểu tượng này tượng trưng cho sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và tăng tiến trong tiền tài.
Ngựa phi nước đại còn hàm ý về sự đi xa, nên rất thích hợp cho những người hay đi công tác lâu ngày hoặc bôn ba đây đó. Đây là một vật khí không thể thiếu cho những doanh nhân thường xuyên đi xa. Trong trường hợp này, nên đặt ngựa ở hướng Tây, Tây Bắc hoặc Đông Bắc để tăng cường cát khí cho các sao tốt ở các hướng này.
Cũng theo quan niệm phong thủy, nếu ai đang ở trong một tình huống cạnh tranh với đối thủ thì treo một bức tranh của chú ngựa cống phẩm là cách tốt nhất để có thể có được vận may chiến thắng. Nếu không thể tìm thấy một bức tranh thì họ tìm thứ gì đó có hình con ngựa (tốt nhất là bạch mã) thồ những vật quý giá và đang được dắt đi (lưu ý là dắt đi chứ không phải là đang bị cưỡi). Điều này còn biểu hiện cho sự thăng quan tiến chức.
Đôi ngựa - Hình ảnh đôi ngựa đồng mang nguyên khí của Kim, đem lại tài lộc, công danh, hóa giải sát khí của sao Nhị - Ngũ hành Thổ vốn đem lại họa về bệnh tật, sa sút trong vận 8 là hung khí. Vật khí phong thủy hợp dùng cho Phong Thủy nhà ở, văn phòng, cửa hàng.
Tam ngựa thủy tinh cát - Tam ngựa mang nguyên khí của Thổ, đem lại tài lộc, công danh và phát huy thổ khí.
Tám ngựa - Mã đáo thành công. Tám ngựa mang nguyên khí của vận 8 nên rất mạnh. Nên đặt vật khí này trên bàn làm việc và chỗ tài vị trong nhà, mặt nên hướng ra cổng lớn hoặc cửa sổ sẽ đại cát.
Mã thượng phong hầu (Tượng một con khỉ trên lưng con ngựa) - để mong ước cho việc thăng quan tiến chức, thường được đặt ở bàn làm việc. Lý do của việc dùng hình tượng này là chữ “hầu” nghĩa là khỉ cũng trùng âm với chữ “hầu” trong “vương hầu”. Cặp từ “ Phong hầu” có nghĩa là lên chức, tiến chức, còn chữ “Mã thượng” mang ý nghĩa là ngay lập tức. Do vậy hình tượng con khỉ ngồi trên lưng con ngựa là hình ảnh hàm ý cho câu “ Mã thượng phong hầu” thể hiện chủ ý cầu mong sự thăng quan tiến chức nhanh chóng.
Ngựa cụt đuôi trấn ở trước cửa một nhà hàng lớn PF Chang 3 China Bistro, Baltimore. Hình ảnh ngựa cụt đuôi hay ngựa cột đuôi (ngựa đuôi bím hoặc là ngựa đuôi tó) là hình ảnh phú quý xa hoa bắt nguồn từ lối sống vương giả của các bậc vua tôi, thời nhà Đường, Trung Hoa cổ: tết đuôi ngựa của các cung phi thành các bím, sau đó búi gọn (búi tó) lên thành có bó ngắn trông như bị cụt. Tượng ngựa cụt đuôi mang tính biểu trưng cho sự cầu mong giầu sang, phát phú phát quý của gia chủ.
Kiêng kị khi dùng ngựa phong thủy
- Người tuổi Tý tránh dùng biểu tượng hay tranh ảnh ngựa. Với những người tuổi Thìn (hổ), tuổi Tuất (chó), Hợi (lợn), bày ngựa trong nhà là rất có lợi.
- Không được đặt ngựa trong bếp, trong nhà tắm, không treo tranh ngựa trong phòng ngủ.
- Ngựa không được dùng trong việc hóa giải sát khí.
- Dùng Ngựa Phong Thủy khi bạn đang cầu mong tài lộc, phát đạt trong kinh doanh, tăng tiến về tiền tài, và các dự án được hoàn thành sớm trước dự kiến.
- Nên bày ngựa ở phía Nam hay phía Tây Bắc. Bày ở phía Nam là vì ngựa thuộc và chi Ngọ trong mười hai địa chi, mà "Ngọ cung" lại ở phía Nam, vì thế đặt hình ngựa ở phía Nam là thích hợp nhất.
(Theo Oanh Oanh)