Đến trang trí tiểu cảnh
Để tạo mối giao hòa chặt chẽ giữa các thành phần Thiên - Địa - Nhân tại nơi cư ngụ, sự có mặt của thiên nhiên trong mỗi ngôi nhà là hết sức cần thiết, đặc biệt đối với nhà phố vốn chật hẹp về không gian. Có nhiều mức độ đưa sỏi đá vào nội, ngoại thất tuỳ theo đặc tính môi trường và đặc trưng ngũ hành âm dương của gia chủ và thổ trạch; có thể rất rộng như một mảnh vườn, có thể rất hẹp như chỉ là một bồn hoa, một xếp đặt nhỏ...
Dù dưới dạng nào, ít hay nhiều thì gia chủ phải thực sự chủ động chuẩn bị ngay từ phần thô, tính toán kích thước, chuẩn bị khung xương, đường ống điện, nước cấp và thoát, thậm chí chủng loại đá nào sẽ dùng để tránh tình trạng bất tiện khi sử dụng sau này.
|
|
Ví dụ: muốn làm hon non bộ thì phải tính toán loại đá sỏi nào đặt để, ánh sáng, độ nông sâu, thiết bị lọc nước...ngay từ đầu, tránh khi hoàn thiện mới đục phá. Đừng xem yếu tố đá sỏi chỉ là trang trí theo ý thích riêng trong nhà ở, mà phải hiểu đó là một thành phần gắn với bố cục tổng thể ngôi nhà, như cha ông ta ngày xưa đặt hồ bán nguyệt trước sân, xếp hòn non bộ góc vườn...đều tính toán vị trí trước sau cẩn thận.
Tính chất các mảng trang trí tiểu cảnh vốn thuộc hành Thổ và một phần Thuỷ, Mộc; do vậy cần tìm chỗ bố trí tương sinh như khu vực Trung cung (thuộc Thổ), giếng trời đón nhiều nắng. Nếu cẩn sỏi đá lên tường thì có thể làm tại các hướng có khí hậu gay gắt như hướng tây để tăng thêm độ dày tường nhằm giảm bức xạ nhiệt. Đá cảnh trong nhà ở phải chú ý không nên dùng các loại có cạnh sắc nhọn, bề mặt qúa thô ráp hay đá nặng dễ bong tróc...sẽ gây bất lợi trong sử dụng.
Cũng tránh đưa đá sỏi lên các mảng trang trí ở trên cao, vì sẽ khó đảm bảo sự chắc chắn cũng như không dễ nhìn ngắm mỗi ngày. Nên hình dung các góc tiểu cảnh là một khung tranh ba chiều, cần khống chế các góc nhìn sao cho thưởng ngoạn được tốt nhất, tránh tình trạng xếp sỏi đá tràn lan, thiếu trọng tâm và không có tính thẩm mỹ.
Đá nào đưa vào nhà được?
Khi không gian và màu sắc trong nhà ngả về tối, sẫm màu (tĩnh, âm) thì nên chọn sỏi đá có màu sáng để cân bằng. Ngược lại, nhà hay khoảng vườn thừa ánh sang, chói chang qúa thì phải dùng sỏi đá và cây lá có màu sẫm, ken dày để giảm bớt khí dương. Cần phải hình dung trước, thậm chí chấp nhận "thử và sai" để tránh tình trạng lạm dụng sỏi đá ốp lát hay sắp đặt sẽ khiến nội thất trở nên xù xì, tối tăm và ẩm thấp.
Tuỳ theo khí hậu, thổ nhưỡng, kinh tế, văn hóa ở từng địa phương cư trú mà áp dụng cho phù hợp. Ví dụ: đá ong là vật liệu có bề mặt xốp, nhiều lỗ rỗng và màu sắc từ xám đen đến vàng sậm; nên muốn dùng đá ong trong nhà cần phải có không gian đủ rộng, có khoảng lùi để ngắm cũng như là khoảng trống để thoát ẩm. Hoặc sỏi trắng vốn rất hay bám bụi, chỉ nên trang trí tại những không gian sạch sẽ, ít có sự va chạm hàng ngày như hồ cảnh nhỏ, bệ cầu thang.
Tránh lạm dụng một loại sỏi đá vì sẽ gây cảm giác đơn điệu, nhàm chán; nhưng cũng tránh phối hợp qúa nhiều chủng loại sẽ gây rối mắt, phức tạp. Tại các điểm nhẫn cần tạo sự nổi bật thì dùng đã với gạch gốm màu nóng (Hỏa sinh Thổ) sẽ hợp ngũ hành tương sinh.
(Nội thất Vàng st)