1. Không nên để lộ liễu cảnh sinh hoạt trong nhà
Ban công nên thiết kế thoáng mát, rộng rãi nhưng cần chú ý không nên để trống. Giữa ban công và phòng cần có cửa ngăn cách. Với những ngôi nhà hiện đại thường sử dụng cửa kính để tạo tầm nhìn và ánh sáng tự nhiên vào nhà. Vì vậy nên sử dụng thêm rèm cửa để tạo không gian riêng tư khi sinh hoạt trong nhà.
Bên cạnh đó, bạn có thể tận dụng phía ngoài ban công để trang trí thêm những chậu hoa treo, cây cảnh hoặc có thể tạo lưới sắt bao bọc phía ngoài vừa bảo vệ căn nhà vừa làm đẹp nhà bằng cách trồng hoa dây leo phủ xanh ban công.
2. Không nên đặt nhiều thứ nặng nề ngoài ban công
Ban công luôn được xem như một bước đệm, ranh giới giữa không gian trong nhà và bên ngoài nhà. Đó cũng là nơi mà bạn và gia đình có thể tự do "hòa mình" cùng thiên nhiên cây cỏ, hít thở không khí trong lành. Vì thế, bạn không nên bày những thứ nặng nề, cồng kềnh và để lộn xộn ngoài ban công sẽ tạo cảm giác mệt mỏi, ức chế cho những người sống trong nhà. Cũng không nên biến ban công thành nhà kho ngoài trời vì đồ đạc dễ tích bụi bẩn lại bị gió thổi vào trong nhà khiến cho không khí trong nhà càng dễ ô nhiễm.
3. Cải tạo ban công tùy tiện
Hiện nay, do sống trong những căn nhà có diện tích hẹp nên nhiều gia đình có thể tìm phương án mở rộng không gian sống của mình. Và việc tận dụng luôn khoảng ban công để cơi nới thêm diện tích sử dụng ban công làm không gian sống cũng khá phổ biến.
Khi cải tạo ban công thành một phần của phòng khách hoặc phòng ngủ, bạn chỉ nên sử dụng diện tích này như một không gian mở nối thêm cho căn căn phòng, không nên làm bức tường che ở phía ngoài ban công hoàn toàn. Bởi như vậy sẽ phạm vào điều tối kỵ trong phong thủy, gây nên lượng khí tù đọng, vận khí không lưu chuyển được trong nhà.