Thi công lắp đặt thảm sao cho đúng kỹ thuật là một điều không hề dễ dàng.
1. Các phương pháp lắp đặt thảm:
- "Direct Glue-down": Thảm được dán trực tiếp lên sàn bằng keo.
- "Double Glue-down": Lắp đặt thảm có dùng mút lót. Người ta dán lớp mút lót trực tiếp lên mặt sàn trước, sau đó dán thảm lên lớp mút lót. Thảm có mút lót sẽ tạo ra cảm giác êm, dễ chịu cho người sử dụng và tăng độ bền cho thảm.
2. Điều kiện về mặt sàn trước khi lắp đặt thảm:
- Nhiệt độ và độ ẩm - Nhiệt độ môi trường thích hợp cho việc lắp đặt thảm là từ 18oC đến 35oC. Độ ẩm thích hợp là 10% đến 65%. Nếu lắp thảm trên sàn bê tông, nhiệt độ của bê tông không được nhỏ hơn 18oC. Điều kiện môi trường trên phải được duy trì trong suốt 48 giờ trước khi lắp đặt và 48 giờ sau khi lắp đặt.
- Trong một số trường hợp, mặc dù sàn bê tông đã đủ thời gian kết đông nhưng điều kiện độ ẩm có thể vẫn chưa đáp ứng cho việc lắp đặt thảm. Độ ẩm quá mức cho phép trong bê tông có thể làm hơi ẩm ngấm lên trên bề mặt thảm. Cho nên, tất cả các loại sàn bê tông phải được kiểm tra về mức độ thẩm thấu độ ẩm ra bên ngoài. Mức độ thẩm thấu này được tính theo đơn vị lbs./1000ft2/24h. Thời gian kiểm tra này kéo dài 03 ngày nên nhà thầu cần lưu ý vấn đề tiến độ thời gian trong hợp đồng. Thông thường, mức độ thẩm thấu độ ẩm ở mức 3lbs (1.4kg) hay nhỏ hơn thì chấp nhận được cho việc thi công hầu hết các loại thảm. Độ thẩm thấu của sàn bê tông từ 3 đến 5lbs (1.4 đến 2.3kg) chỉ phù hợp cho việc thi công những loại thảm với cấu tạo đế có khe hổng nhưng cho dù sao vấn đề độ ẩm ở đây vẫn chứa đựng những nguy cơ tiềm ẩm. Cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất về điều kiện độ ẩm của sàn bê tông cho việc lắp đặt thảm.
- Độ kiềm của môi trường mặt sàn - Độ pH của mặt sàn từ 5-9 sẽ phù hợp cho việc thi công thảm. Việc xác định độ pH cần các thiết bị chuyên
dụng và chính xác.
- Công tác chuẩn bị mặt sàn:
+ Cần phải kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thi công. Mọi vết nứt từ 3mm trở lên cần được chít lại hay các vết nhô lên quá 0.8mm cần được làm phẳng. Mặt sàn bê tông phải sạch, khô, đã đủ thời gian đông kết, không có vết sơn, dầu mỡ, các chất bẩn và các hóa chất lạ.
+ Đối với mặt sàn bê tông bị rổ thì phải láng một lớp vữa lên bề mặt trước khi trải thảm. Lớp vữa này phải tương thích với việc dán thảm bằng keo.
+ Đối với sàn gỗ, nếu mặt sàn không đảm bảo độ dính cần thiết cho việc dán thảm bằng keo thì trước khi dán thảm, cần tráng một lớp lót lên mặt sàn. Khi phải dán thảm lên mặt sàn gỗ được sơn trước đó, người thi công cần phải thử độ dính của keo bằng cách lấy một mét vuông thảm dán thử lên mặt sàn gỗ đó. Sau 72 giờ, thử bóc miếng thảm lên, nếu miếng thảm không bị bong ra hoặc bị bóc ra nhưng lớp sơn không bị tróc thì có thể dán thảm lên mặt sàn gỗ đó. Tuy nhiên, nên hạn chế việc dán thảm lên mặt sàn gỗ đã được sơn. Nếu mặt sàn gỗ phủ dầu bóng thì cần phải làm ráp mặt sàn trước khi dán thảm.
3. Một số lưu ý khi lắp đặt thảm trên các loại mặt sàn khác nhau:
- Sàn gỗ ép: Thông thường, người ta không dán thảm lên mặt gỗ ép vì
lớp keo dán thảm có thể làm ảnh hưởng xấu đến những hóa chất trong thành phần ván ép. Trong trường hợp này, những cam kết về bảo hành dịch vụ lắp đặt thường không được áp dụng.
- Sàn kim loại: Sàn kim loại cần sạch, không có dầu mỡ, bụi hay các chất bẩn và phải bằng phẳng.
- Sàn là vinyl, cao su hay chất dẻo tĩnh điện - Không nên dán thảm trực tiếp lên mặt sàn vinyl hoặc cao su hay các loại sàn làm bằng chất dẻo tĩnh điện vì các loại sàn này có chứa các chất làm dẻo, chúng có thể ngấm vào lớp keo giữa mặt thảm và đế thảm và phá vỡ sự liên kết giữa chúng.
- "Carpet over Carpet": Không nên dán thảm lên một lớp thảm khác.
Mặt sàn được tráng một lớp vữa lót - Thường thì lớp vữa lót này không cần thiết trừ khi sàn bị lỗi, không bằng phẳng, có các lỗ hổng hoặc do yêu cầu cách âm. Lớp vữa lót phải mỏng và khô nhanh và phải phù hợp với keo dán thảm. Riêng đối với sàn bê tông cách âm, cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất hay các chuyên gia để tráng lớp vữa lót trên sàn một cách chính xác và phù hợp trước khi dán thảm.
Mặt sàn có các chất tẩy keo dính - Mặt sàn có chất tẩy keo dính sẽ cản trở độ bám dính của lớp keo mới dùng trong việc dán thảm cho nên không đảm bảo 100% chất lượng dịch vụ dán thảm.
4. Những điểm cần lưu ý khi ghép hai tấm thảm với nhau:
- Vết ghép thảm phải chạy theo chiều dọc của sàn và cùng hướng di chuyển của người sử dụng cũng như các thiết bị sau này sẽ đi.
- Hai miếng thảm ghép với nhau phải có sợi thảm chạy cùng chiều.
- Mép thảm ở chỗ ghép phải được xén chính xác vết ghép được khít.
- Ghép chặt để vết ghép không bị lộ ra.
- Đảm bảo mặt thảm không bị biến dạng sau khi ghép.
5. Lắp đặt thảm có hoa văn mỹ thuật (Patterned Carpet):
Để thi công thảm hoa văn mỹ thuật được thành công, người lắp đặt thảm cần phải nghiên cứu kỹ các chi tiết trên phương diện mỹ thuật, thiết kế của tấm thảm. Nhân tố ảnh hưởng đến việc lắp đặt thảm hoa văn mỹ thuật thành công bao gồm (nhưng không giới hạn ở): phương pháp lắp đặt, độ phẳng của sàn, loại đế thảm. Các bên tham gia hợp đồng lắp đặt thảm phải có sự thống nhất về điều kiện mặt sàn trước khi lắp đặt. Việc lắp đặt thảm hoa mỹ thuật văn sẽ tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí hơn lắp đặt các loại thảm thông thường.
+ Khi lựa chọn thiết kế thảm hoa văn mỹ thuật cần lưu ý:
- Hoa văn kích thước lớn sẽ khiến người sử dụng có cảm giác rằng không gian mặt bằng bị thu hẹp lại.
- Mặt sàn lớn cần thảm mỹ thuật có hoa văn lớn. Hoa văn nhỏ sẽ không nổi bật được nội dung thiết kế trong diện tích sàn lớn.
+ Cần lưu ý:
- Thảm mỹ thuật có hoa văn càng nhỏ và phức tạp thì việc lắp đặt sẽ càng khó khăn.
- Trước khi dán thảm, cần mở thảm ra khỏi cuộn và "thả lỏng" thảm ở trong phòng trong vòng 24 giờ để việc thi công dễ dàng hơn.