Da là một loại vật liệu rất được ưa chuộng bởi sự sang trọng và hiện đại. Các loại da được người tiêu dùng yêu thích nhất thường là da bò, da giả, da trâu, da ngựa... Vậy làm thế nào để phân biệt được đâu là da thật, đâu là da giả, chúng tôi sẽ mách cho bạn một số mẹo dễ nhận biết nhất.
Các loại da trâu, da bò, da ngựa, da dê... được chọn lọc qua một quá trình xử lý gọi là thuộc da. Quá trình này sẽ diễn ra qua các giai đoạn sàng lọc, phủ sơn bóng, phủ màu, đảm bảo cho da không bị mục theo thời gian và làm bóng da để da đẹp hơn. Trước khi làm ra thành phẩm da còn được phủ một lớp sơn để tạo độ bóng và màu sắc. Ngoài phục vụ cho thiết kế nội thất như sofa, ghế bọc da, da cũng là một chất liệu được nhiều người sử dụng để bọc ghế oto, bọc ghế văn phòng, bọc ghế massage….
Khi mà công nghệ ngày càng phát triển, cũng chính vì thế mà da giả, da nhái xuất hiện ngày càng nhiều khiến người mua hàng bối rối, vậy làm thế nào để phân biệt được da thật và da giả? trước khi biết về nó, chúng ta hãy nói qua về định nghĩa. Da thật hay còn gọi là da thuộc, các sản phẩm bằng da thật thường được ghi real leather, genuine leather, genuine leather (da bò), 100% leather… Còn giả da là: simili và PU. Nếu không nhìn kỹ, quý vị sẽ mua nhầm mặt hàng. Với các cách cơ bản sau, hy vọng Nội Thất Vàng sẽ giúp bạn ít nhiều khi lựa chọn sản phẩm.
Cách 1: Nhìn kỹ sản phẩm:
Bạn nên nhìn thật kỹ bề mặt miếng da. Nếu là da thật, nhìn kỹ sẽ có những lỗ chân lông nhỏ, còn da giả thì không. Da thật thì trên bề mặt sẽ có những vết lồi lõm, tùy theo trình độ thuộc và gia công mà bề mặt da sẽ có độ phẳng, mềm…
Các 2: Sờ vào sản phẩm:
"Trăm nghe không bằng một thấy" Các bạn hãy đặt bàn tay lên bề mặt sản phẩm và cảm nhận. Nếu là giả da, độ trơn láng nổi cộm của lớp nhựa (plastic) sẽ cảm thấy lạnh. Còn da thật thì bạn sẽ cảm nhận được độ mềm và mịn màng, da thật không bao giờ cho cảm giác mát lạnh ngay cả trong mùa đông.
Cách 3: Ngửi sản phẩm:
Ngửi là thao tác dễ dàng nhất để biết được đâu là da giả, đâu là da thật. Các sản phẩm được làm từ da thú thì thường có mùi chất béo của động vật (như mùi hơi thối thối), còn giả da thì ngửi thấy mùi nhựa tổng hợp. Tuy nhiên qua quá trình xử lý da thật thì chắc chắn nhà sản xuất sẽ không để lại mùi hôi thối.
Cách 4: Ấn vào sản phẩm:
Dùng ngón cái và ấn mạnh lên bề mặt da. Nếu là da thật, sẽ để lại vết lõm, khi bạn bỏ tay ra, vết lõm sẽ mất đi chứng tỏ độ đàn hồi của bề mặt da thật rất nhạy. Còn với da giả thì ngược lại.
Cách 5: Quan sát kỹ sản phẩm:
Tất nhiên da thật sẽ không bao giờ có bề mặt với vết da đều nhau. Vì vậy, khi bạn dùng ngón tay cạo lên bề mặt da thì chúng sẽ không có thay đổi gì rõ ràng. Trong khi với da giả, chúng vốn có kết cấu dệt sợi, không phải là khối đặc nên chúng sẽ dễ bị trầy xước.
Cách 6: Làm ướt sản phẩm:
Khi làm ướt da thật bạn sẽ thấy vệt nước lan rộng ra, thấm vào da qua các lỗ chân lông. Da thật luôn hấp thu độ ẩm. Còn giả da thì không.
Cách 8: Màu sắc của sản phẩm:
Màu của da giả luôn tươi sáng, bóng loáng, còn màu da thật thì tối hoặc chỉ sáng như màu sương mai.