|
Chuẩn bị mặt bằng để xây dựng cụm công nghiệp làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên
|
ý nghĩa kinh tế - xã hội mà nghề mang lại là không thể phủ nhận. Từ một xã thuần nông, giờ đây nghề phụ đã giúp xã chuyển đổi thành công cơ cấu kinh tế, nâng dần tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ lên 60% và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp xuống còn 40% GDP toàn xã vào năm 2003. Bình quân mỗi năm, các nghề tiểu thủ công nghiệp mang lại doanh thu 80 - 100 tỷ đồng cho xã, trong khi doanh thu từ nông nghiệp chỉ khoảng 20 tỷ đồng/năm. Với mức thu nhập trung bình 800 - 1.000 nghìn đồng/người/tháng đối với lao động chính và 300 - 500 nghìn đồng/người/tháng đối với lao động phụ. Trong năm 2003, thu nhập bình quân cả xã đạt 5,5 triệu đồng/người, cao hơn mức bình quân 4,1 triệu/người của cả huyện. Từ năm 1998 đến năm 2003, thu ngân sách trên địa bàn xã luôn duy trì ở mức 800 - 900 triệu đồng/năm. Trong đó, tiểu thủ công nghiệp chiếm 60%.
Kinh tế làng nghề phát triển khiến diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Hệ thống đường, trường, trạm được xây mới khang trang hiện đại, 100% đường liên xã được nhựa hoá, bê tông hoá. Hệ thống kênh mương được kiên cố hoá, nhiều nhà cao tầng đã mọc lên, 80% số hộ gia đình trong xã có xe máy. Không chỉ tạo việc làm cho hàng nghìn lao động của xã trong những lúc nông nhàn, nghề chạm khắc gỗ còn thu hút nhiều lao động từ các vùng quê khác đến làm thuê, học nghề. Đặc biệt, ý thức học tập theo nghề tổ được tầng lớp thanh niên học sinh trong xã rất chú trọng. Ngoài các em thi đỗ vào đại học, những em ở lại làng đều theo học và làm nghề. Sức sống mới, khí thế mới đang ngày ngày lan toả khắp làng, khắp xã.
Để phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, tháng 2-2004, Uỷ ban nhân dân huyện Ý Yên đã phê duyệt dự án xây dựng cụm công nghiệp tập trung với tổng vốn đầu tư 12,5 tỷ đồng, với diện tích 6,2 ha. Đến cuối năm 2003, tổng diện tích mặt bằng đã được san lấp và nghiệm thu, đang tiến hành gói thầu 2 và 3 xây dựng toàn bộ tuyến đường xung quanh cụm, hệ thống cấp thoát nước và nhà điều hành cụm công nghiệp. Uỷ ban nhân dân huyện và xã cũng đã ký duyệt cho 22 công ty, doanh nghiệp tư nhân của xã chuyển ra cụm công nghiệp. Mục tiêu trong năm 2004, Yên Ninh sẽ đưa tất cả các công ty, doanh nghiệp trong xã tập trung ra cụm công nghiệp và đi vào ổn định sản xuất.
Hiện nay, cái khó nhất của làng nghề là nguồn nguyên liệu. Trước đây, gỗ được nhập chủ yếu từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hoá, Nghệ An, nhưng từ khi Nhà nước có lệnh cấm buôn bán vận chuyển gỗ trái phép, gỗ phải mua từ nước bạn Lào, với nguồn nhập gỗ không bền vững. Vì thế, Nhà nước cần có cơ chế hợp lý, tạo điều kiện cho các làng nghề như La Xuyên, Đồng Kỵ gìn giữ, kế thừa và phát huy nghề truyền thống, làm giàu cho quê hương, đất nước.